[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VÀ ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025
Cấp quản lý nhiệm vụ Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị
Chủ nhiệm nhiệm vụ Quốc Hồ Hiệp Nghĩa
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Lê Quang Vĩnh CN
2 Lê Tiến Dũng CN
3 Phạm Văn Trung CN
4 Nguyễn Thị Thu ThS
5 Đoàn Ngọc Định KS
6 Võ Đình Vũ ThS
7 Lê Nữ Minh Phương TS
Mục tiêu

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực sản xuất của doanh nghiệp; cơ sở thực tiễn phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ; đúc rút kinh nghiệm từ một số địa phương phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất chế biến gỗ;

Đánh giá  thực trạng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2015;

Đề xuất các giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ đón đầu xu hướng hội nhập trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

 1.1.1. Đầu tư

Trong giai đoạn 2010-2015 số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ đăng ký hoạt động từ 53 tăng lên 84 năm 2015. Năm 2015, giá trị TSCĐ của 84 DNCB gỗ là 1006,2 tỷ đồng và vốn sản xuất là 2007,33 tỷ đồng.

1.1.2. Sản xuất

Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu thuần ngành CNCB gỗ của cả nước(16,65%/năm), doanh thu thuần SX kinh doanh của các DN ngành CNCB gỗ (19,73%), GTSX ngành CNCB gỗ  giai đoạn 2010-2015 tăng trưởng 6,8%/năm. Các chỉ tiêu này của ngành CNCB gỗ có tốc độ phát triển chậm hơn so với toàn ngành CNCB của Tỉnh.

1.1.3. Xuất khẩu-Nhập khẩu

Hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong năm 2016 giảm đột ngột (92,28%) so với năm 2015. Năm 2015, 2016 giá trị gỗ nhập khẩu của các DNCB gỗ tỉnh Quảng Trị giảm mạnh qua các cửa khẩu của tỉnh, cho thấy NLSX của các DNCB gỗ đã giảm đi nhiều.

1.1.4. Thị trường tiêu thụ

Thị trường nội địa

Tỷ lệ giá trị thị trường tiêu thụ trong tỉnh và tỷ lệ giá trị thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh lần lượt chiếm 46,55% và 53,45%. Thị trường miền Trung chiếm 58% thị trường miền Bắc chiếm 22,4% và phần còn lại là thị trường miền Nam. Thị trường miền Nam chủ yếu cung cấp gỗ nguyên liệu chứ không phải sản phẩm cuối cùng.

Thị trường xuất khẩu

Nếu so sánh thị trường xuất khẩu của các DNCB gỗ tỉnh Quảng Trị và của cả nước thì các DNCB gỗ tỉnh Quảng Trị hướng đến những thị trường không có yêu cầu khắt khe về chất lượng và chủ yếu nhắm đến những thị trường dễ tính như các nước ASEAN trừ Singapore chiếm đến 51,17%.

1.1.5. Công nghệ

DNCB gỗ ở tỉnh Quảng Trị có qui mô nhỏ và trình độ công nghệ thấp, máy móc thiết bị lạc hậu. Có đến 89,29% số lượng doanh có cường độ vốn MMTB thấp hơn mức chung của ngành. Gần 80% TBCN từ Việt Nam, trong khi đó TBCN từ các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 8%, phần còn lại hơn 10% từ các nước Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc. Máy móc thiết bị xuất xứ từ các nước phát triển tập trung vào lĩnh vực gỗ xẻ, gỗ dán và chế biến gỗ công nghiệp, xuất xứ TBCN từ các nước còn lại tập trung vào các lĩnh vực đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến bột giấy, giấy, chế biến than gỗ và các lĩnh vực khác. 

Nhóm DN nhỏ có kế hoạch đầu tư vào công nghệ trong thời gian 3 năm sắp đến nhưng mức vốn bình quân là 125 triệu đồng. Kế hoạch đầu tư công nghệ từ 2017-2020 với 62 DN tiến hành khảo sát với mức vốn ước khoảng 70 tỷ đồng.

1.1.6. Nguyên liệu

So sánh cung cầu nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng cho thấy nguồn cung gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy đã đi vào hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng mua nguồn nguyên liệu từ các tỉnh khác để bổ sung đáp ứng nhu cầu sản xuất. 

Thời gian bắt đầu 10/2016
Thời gian kết thúc 10/2017
Kinh phí thực hiện 220 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo