[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ VỀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM HUYỆN HẢI LĂNG
Cấp quản lý nhiệm vụ Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Phòng Y tế huyện Hải Lăng
Chủ nhiệm nhiệm vụ Lê Phước Nho
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Nguyễn Phúc Luy CN
2 Trương Quang Hòa CN
3 Tạ Đình Đức CN
4 Nguyễn Quỳnh ThS
5 Võ Đình Sỹ CN
6 Lê Văn Long
Mục tiêu

- Khảo sát thực trạng về tai nạn thương tích trẻ em và Kiến thức - Thái độ - Thực hành phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em dưới 16 tuổi của hộ gia đình.

-  Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em của người chăm sóc trẻ.

- Khuyến nghị các giải pháp cải thiện kiến thức - thái độ - thực hành phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em của người dân cộng đồng.

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

 1)Tập huấn cho các cán bộ điều tra trước khi triển khai nghiên cứu; 2) Thu thập số liệu tại cộng đồng. Tổng số có 686 đối tượng là người chăm sóc trẻ tại 19 xã, 01 thị trấn, huyện Hải lăng tham gia vào nghiên cứu.

 

Kết quả phân tích cho thấy người chăm sóc trẻ chính trong gia đình hầu hết là bố mẹ trẻ chiếm tới 95%. Bố mẹ trẻ có trình độ học vấn tương đối thấp, đa số có trình độ trung học cơ sở trở xuống, trong số này có tới 1.2% không đi học – đây chủ yếu là ông/ bà của trẻ.

Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình điều tra chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm tới 63.5% và do đó thu nhập của hộ gia đình tương đối thấp. Đa số các hộ gia đình có thu nhập trong vòng 12 tháng qua nằm trong khoảng từ 10,000,000 VND – 50,000,000 VND chiếm tỷ lệ cao tới 70.8%, đặc biệt có tới 13% hộ gia đình chỉ có thu nhập từ 2,000,000 VND – 10,000,000 VND.

 

Kết quả phân tích  cho thấy, tỷ lệ trẻ em trong các hộ gia đình mắc tai nạn thương tích khá cao, trung bình cho toàn huyện là 19.4%, trong số những xã này thì  Hải Chánh ghi nhận có tỷ lệ trẻ bị tai nạn thương tích cao nhất tới 25% trong tổng số những người trả lời phỏng vấn của xã.

Liên quan tới kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, kết quả phân tích cho thấy có tới 21.3%  trong tổng số đối tượng điều tra cho biết họ chưa từng nghe về tai nạn thương tích cho trẻ em. Trong số 78.7% đối tượng còn lại đã nghe và biết về tai nạn thương tích trẻ em nhưng kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích của họ cũng ở mức trung bình. Hầu hết kiến thức của các đối tượng nghiên cứu về phòng chống tai nạn thương tích mới chỉ dừng lại ở kiến thức ban đầu. Chắng hạn, khi được hỏi về phòng chống đuối nước cho trẻ, hầu hết các đối tượng đều biết không cho trẻ bơi khi không có người lớn đi kèm, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ khác như giếng, dụng cụ đựng nước cần có nắp đậy an toàn hoặc ao, hồ, sông suối cần có biển cảnh báo nguy hiểm thì lại có tỷ lệ thấp đối tượng biết được điều này.

 

Kết quả phân tích cho thấy các đối tượng điều tra mong muốn được tiếp nhận thông tin liên quan tới tai nạn thương tích trẻ em từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm truyền hình, loa đài phát thanh của địa phương, các hội/ tổ chức tại địa phương, qua các buổi truyền thông trực tiếp tại thôn/ xóm và qua các tranh ảnh, áp phích, tờ rơi. Trong những nguồn đó, truyền thông trực tiếp tại thôn/ xóm được các đối tượng mong muốn nhất. Đây là một gợi ý tốt cho các hoạt động can thiệp về truyền thông trong thời gian tới.

Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm tỷ lệ tai nạn thương tích của trẻ em tại cộng đồng cũng như nâng cao kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho những người chăm sóc trẻ, đặc biệt là bố mẹ trẻ và trẻ. Nhóm kiến nghị bao gồm:

-   Nâng cao sự tham gia của các ban ngành liên quan tại địa phương trong phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

-         Nâng cao nhận thức về nguy cơ dẫn tới tai nạn thương tích trẻ em cho người chăm sóc trẻ, giáo viên và trẻ em tại địa huyện Hải Lăng.

-         Giảm thiểu các nguy cơ dẫn tới tai nạn thương tích trẻ em tại gia đình, nhà trường và cộng đồng

- Vận động chỉnh sửa/ thay đổi chính sách của địa phương liên quan tới phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

-     Các kênh truyền thông mong muốn của người dân để nhận thông tin về phòng tránh tai nạn thương tích tại cộng đồng.

Thời gian bắt đầu 04/2013
Thời gian kết thúc 04/2014
Kinh phí thực hiện 100 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo