[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ PHỤC VỤ DU LỊCH VEN BIỂN, NƯỚC CẤP CHO CÁC HỒ NUÔI THỦY HẢI SẢN, CHẤT LƯỢNG CÁ ĐÁNH BẮT VEN BỜ TỈNH QUẢNG TRỊ
Cấp quản lý nhiệm vụ Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Trung tâm Kỹ thuật TC-ĐL-CL Quảng Trị
Chủ nhiệm nhiệm vụ Nguyễn Thị Thanh
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Dương Mạnh Tường KS
2 Hoàng Văn Thám CN
3 Dư Thị Lê Hoài CN
4 Lê Thị Minh Nguyệt CN
5 Trần Thị Hoàng Mai KS
6 Trần Tịnh Nhi CN
Mục tiêu

 Xác định chất lượng nước biển, nước cấp cho các hồ nuôi thủy hải sản, chất lượng cá đánh bắt ven bờ góp phần phục vụ cơ quan quản lý đánh giá công bố phạm vi an toàn cho việc đánh bắt gần bờ của ngư dân và hoạt động du lịch ven biển nhằm khắc phục ảnh hưởng của hiện tượng hải sản chết bất thường trong tháng 4/2016 và nâng cao hiệu quả trong việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh hàng hóa thủy hải sản, kinh doanh du lịch biển.

 

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

 Đơn vị thực hiện đề tài đã bám sát mục tiêu và nội dung, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng. Riêng về số lượng, như lấy mẫu và phân tích mẫu nước biển 59/30 vượt 97%; nước cấp cho hồ nuôi tôm 100/100, cá biển 50/50 đạt 100% so với mục tiêu của đề tài.

 Phương pháp vô cơ hóa khô ướt kết hợp thích hợp cho kỹ thuật phân tích kim loại nặng trong thủy sản bằng hệ thống HG – AAS.

Phương pháp vô cơ hóa ướt với hệ dung môi: HNO3+H2SO4 và xử  lý bằng dàn Kjeldahl hoàn lưu thích hợp cho kỹ thuật phân tích thủy ngân trong thủy sản bằng hệ thống HG – AAS.

Đề xuất phương pháp xử lý mẫu cá bằng kỹ thuật xử lý mẫu ướt với axit HNO3  trong lò vi sóng hệ kín sẽ cho thời gian xử lý mẫu ngắn, phá huỷ mẫu triệt để và không mất chất phân tích, hiệu suất xử lý mẫu cao. Ngoài ra, trong lò vi sóng còn có sự phá vỡ từ trong lòng hạt mẫu do các phân tử nước hấp thụ (> 90%) năng lượng vi sóng và do có động năng lớn nên chúng chuyển động nhiệt rất mạnh, làm căng và xé các hạt mẫu từ trong ra. Hơn nữa, do xử lý mẫu trong hệ kín nên áp suất cao sẽ làm nhiệt độ sôi cao hơn, đây là tác nhân phân huỷ mạnh nhất do vậy thúc đẩy quá trình phân huỷ mẫu từ bên trong ra và từ ngoài vào. Do đó, xử lý mẫu trong lò vi sóng chỉ cần thời gian rất ngắn 50 đến 90 phút và rất triệt để.

Xác định được hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu nước biển, nước cấp cho hồ nuôi tôm và cá biển. Kết quả cho thấy một số mẫu cá biển đã bị ô nhiễm kim loại nặng  Cd.

Hiện nay vẫn chưa có đủ tài liệu về độc chất học để quy định tiêu chuẩn Phenol có trong cá biển. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý đến mức độ độc hại của Phenol, phản ứng sinh lý của các chất này đối với cơ thể con người.

Vì vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người,  trong thời gian thực hiện 12 tháng, đề tài vẫn chưa khẳng định tất cả mẫu cá an toàn để có thể ăn được. Bởi chỉ một số mẫu bị nhiễm kim loại nặng thì cũng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao với sức khỏe con người. Vì thế, mặc dù theo kết quả phân tích, nước biển và nước nuôi trồng thủy sản đã an toàn có thể bơi lội và nuôi trồng thủy sản, đề tài kiến nghị có thêm các hoạt động giám sát về chất lượng cá ăn.

Thời gian bắt đầu 04/2016
Thời gian kết thúc 03/2017
Kinh phí thực hiện 400 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo