[Trở lại]
THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Trường Đại học Thương Mại
Chủ nhiệm nhiệm vụ Hoàng Thị Thắm
Mục tiêu

 - Mục tiêu chung:

 Đề xuất được giải pháp căn bản,mang tính đột phá để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững cho tỉnh Quảng Trị.

- Mục tiêu cụ thể:

          + Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững và cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững.

          + Đánh giá thực trạng du lịch Quảng Trị trong giai đoạn 2010-2020

          + Đánh giá thực trạng từng sản phẩm du lịch đặc thù (thuộc 3 nhóm sản phẩm: Sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng; sản phẩm du lịch biển đảo - sinh thái; sản phẩm có dư địa nhưng chưa được khai thác một cách hiệu quả (du lịch mạo hiểm, du lịch lễ hội và du lịch cộng đồng) của tỉnh Quảng Trị.

          + Giải pháp phát triển cho từng sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững (3 nhóm sản phẩm) của tỉnh Quảng Trị.

Danh sach ca nhan tham gia
STTHọ và tênChức danh khoa họcHọc vịGhi chú
1 TS. Hoàng Thị Thắm Tiến sĩ Chủ nhiệm nhiệm vụ
2 ThS. Trần Hồng Hạnh Thạc sĩ Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ
3 TS. Nguyễn Thị Lan Phương Tiến sĩ Thư ký
4 TS. Bùi Thị Quỳnh Trang Tiến sĩ Thành viên
5 TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương Tiến sĩ Thành viên
6 TS. Vũ Thị Hồng Phượng Tiến sĩ Thành viên
7 ThS. Thái Thu Hương Thạc Sĩ Thành viên
8 ThS. Hoàng Thị Huế Thạc Sĩ Thành viên
9 TS. Vũ Thị Thu Huyền Tiến sĩ Thành viên
10 ThS. Trần Đức Hiệp Thạc Sĩ Thành viên
Tóm tắt nội dung nghiên cứu

 a. Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững và cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững.

- Điều tra, khảo sát thực trạng các điểm du lịch thuộc địa bàn nhóm các sản phẩm du lịch xác định; thu thập số liệu, tư liệu tại các điểm khảo sát và các cơ quan liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

- Tổ chức hội thảo khoa học và xây dựng cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững và kinh nghiệm thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở một số địa phương.

b. Đánh giá thực trạng du lịch Quảng Trị trong giai đoạn 2010-2020

- Đánh giá thực trạng từng sản phẩm du lịch đặc thù (thuộc 3 nhóm sản phẩm: Sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng; sản phẩm du lịch biển đảo - sinh thái; sản phẩm có dư địa nhưng chưa được khai thác một cách hiệu quả (du lịch mạo hiểm, du lịch lễ hội và du lịch cộng đồng) của tỉnh Quảng Trị.

c. Phân tích xu hướng, quan điểm và TOWS đối với phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

d. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, gồm các giải pháp như sau:

- Đề xuất nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch lịch sử cách mạng;

- Đề xuất nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch biển đảo – sinh thái;

- Đề xuất nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng;

- Đề xuất nhóm giải pháp chung đối với phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị;

- Đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối với UBND, Sở, ngành, hiệp hội tỉnh Quảng Trị.

e. Xây dựng cẩm nang sản phẩm du lịch đặc thù tại Quảng Trị.

- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn du lịch về sản phẩm du lịch lịch sử cách mạng.

- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn du lịch về sản phẩm du lịch biển đảo – sinh thái.

- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn du lịch về nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm, du lịch lễ hội và du lịch cộng đồng.

- Xây dựng trang fanpape, thông tin đầy đủ để số hóa về sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Quảng Trị.

f. Mô hình:

-  Mô hình thiết kế ứng dụng phát triển sản phẩm du lịch lịch sử cách mạng nghiên cứu điển hình tại các điểm: Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, di tích Dốc Miếu và hàng rào điện tử Mc. Namara, Nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9.

- Mô hình thiết kế ứng dụng phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo - sinh thái tại Đảo Cồn Cỏ - Cửa Tùng - Cửa Việt- Triệu Lăng- Mỹ Thủy.

g. Tổng kết, đánh giá, báo cáo nghiệm thu đề ...

Lĩnh vực nghiên cứu 599. Khoa học xã hội khác
Phương pháp nghiên cứu

 -         Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

-         Phương pháp xử lý số liệu:

+ Đối với dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, đối chiếu, dự báo … để làm rõ những nội dung nghiên cứu.

+ Đối với các dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel hoặc phần mềm SPSS.

Kết quả dự kiến

 -         5 báo cáo chuyền đề

-         Báo cáo Tổng hợp đề tài

-         Báo cáo kiến nghị chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Quảng Trị

-         Tập mô hình về thiết kế ứng dụng phát triển sản phẩm du lịch lịch sử cách mạng;

-         Tập mô hình về thiết kế ứng dụng phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo - sinh thái tại Đảo Cồn cỏ - Cửa Tùng - Cửa Việt;

-         Tập cẩm nang hướng dẫn du lịch về sản phẩm du lịch lịch sử cách mạng;

-         Tập cẩm nang hướng dẫn du lịch về sản phẩm du lịch biển đảo – sinh thái;

      -          02 bài báo khoa học.

Thời gian bắt đầu 09/2021
Thời gian kết thúc 02/2023

 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo