[Trở lại]
THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG NUÔI CÁ CHÌNH LỒNG TẠI QUẢNG TRỊ.
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị
Chủ nhiệm nhiệm vụ Trần Văn Bến
Mục tiêu

 - Thông qua ứng dụng lồng nuôi và công thức phối trộn chế biến thức ăn cho cá chình đem lại hiệu quả kinh tế cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nuôi cá chình, góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi trong lĩnh vực thủy sản.

- Xây dựng nhóm hộ nông dân liên kết phát triển nuôi thủy sản áp dụng khoa học kỹ thuật. Góp phần chuyển đổi nhận thức của  hội viên nông dân từ phương pháp nuôi theo tập tục quán tính sang nuôi theo phương thức thâm canh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong nuôi thủy sản đảm bảo chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho hội viên nông dân và nhân rộng mô hình trên địa bàn.

Danh sach ca nhan tham gia
STTHọ và tênChức danh khoa họcHọc vịGhi chú
1 CN. Trần Văn Bến Cử nhân Chủ nhiệm nhiệm vụ
2 KS. Nguyễn Ngọc Lương Kỹ sư Thành viên
3 KS. Lê Văn Mẫn Kỹ sư Thành viên
4 CN. Nguyễn Quang Tỉnh Cử nhân Thành viên
5 CN. Hoàng Thị Vân Anh Hội Nông dân tỉnh Cử nhân Thành viên
Tóm tắt nội dung nghiên cứu

 Khảo sát, đánh giá chọn hộ làm mô hình: Khảo sát các hộ nuôi cá chình ở các xã Gio Bình (Gio Linh), Hải Tân, Hải Trường (Hải Lăng); mục tiêu nhằm đánh giá tình hình  nuôi cá chình lồng trên địa bàn và làm tiêu chí chọn hộ cho nội dung tiếp theo.

Tập huấn các tiến bộ khoa học trong nuôi cá chình lồng: Tổ chức tập huấn cho các hộ dân trên địa bàn của  xã Gio Bình, nhằm mục tiêu giúp người dân tiếp cận được thông tin ban đầu về  nuôi cá chình bằng lồng nhựa HDPE và kỹ thuật phối trộn thức ăn.

Xây dựng mô hình nuôi cá chình bằng lồng nhựa HDPE: Quá trình khảo sát chọn hộ chúng tôi tiến hành triển khai xây dựng 01 lồng nuôi cá chình với số lượng 600 con/01lồng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế xây dựng mô hình nuôi cá chình: Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cá, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ sống; Tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá lại những kết quả thực hiện.

Quy trình chế biến thức ăn: Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế từ địa phương, từ việc xây dựng mô hình khảo nghiệm. Qua việc phân tích số liệu, hiệu quả kinh tế- kỹ thuật, hiệu quả từ việc xây dựng mô hình trên địa bàn, để xây dựng quy trình chế biến thức ăn trong nuôi cá chình lồng tại Quảng ...

Lĩnh vực nghiên cứu 405. Thủy sản
Phương pháp nghiên cứu

 - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;

- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;

- Phương pháp xử lý thông tin;

- Phương pháp phân tích;

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu;

Kết quả dự kiến

 - Lồng nuôi có hình vuông; có diện tích 16 m2, thể tích 48 m3; tỷ lệ  (DxRxC) 4 m x 4 m x 3 m. Vật liệu làm khung bằng nhựa HDPE; Lồng có kết cấu gồm 03 khung ống nổi bao quanh có đường kính 110 mm; có sức nổi 35- 40 kg/m ống.

 - Túi lưới được làm bằng chất liệu polyetylen. (Theo từng giai đoạn: 0,8 x 0,8 cm;  1,2 x 1,2 cm;1,5 x 1,5 cm;  1,8 x 1,8 cm). Có khung để cố định túi lưới.

- Xây dựng và hoàn thiện thiết kế lồng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi cá chình lồng (bao gồm cả chế biến thức ăn).

- Bài báo:

+ Hiệu qủa xây dựng mô hình nuôi cá chình lồng bằng nhựa HDPE.

+ Nâng cao nhận thức cho  nông dân trong úng dụng KHCN, sản xuất hàng hóa,  tích cực tham gia xây dựng mô hình.

+ Một số giải pháp giúp nông dân nhân rộng mô hình.

Thời gian bắt đầu 11/2019
Thời gian kết thúc 11/2021

 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo