[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỂM VI RÚT VIÊM GAN B Ở CÁN BỘ Y TẾ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ
Cấp quản lý nhiệm vụ Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
Chủ nhiệm nhiệm vụ Ngô Viết Lộc
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Lê Văn Lâm ThS.BS
2 Mai Năm ThS.BS
3 Nguyễn Thị Luyến ThS.BSCK2
4 Ngô Chiến BS.CK1
5 Lê Phước Đức BS
Mục tiêu

 

1. Xác định tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.

3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B cho cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

 Qua phỏng vấn 500 cán bộ y tế đang công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị và thực hiện xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.  Tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

- Tỷ lệ cán bộ y tế đang bị nhiễm vi rút viêm gan B với HBsAg (+) là 4,8%.

- Tỷ lệ cán bộ y tế đã và/hoặc đang bị nhiễm vi rút viêm gan B với anti HBc (+) là 39,8%.

- Tỷ lệ cán bộ y tế đã có kháng thể kháng vi rút viêm gan B với anti HBs (+): 58,2%.

2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu

- Giới: Nam có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn nữ .

- Tuổi: Các độ tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B khác nhau. Tỷ lệ anti HBc (+) tăng dần theo tuổi: từ 24,4% ở độ tuổi 20-29 đến 73,5% ở độ tuổi từ 50-59

- Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B: Nhóm hiểu biết không đúng về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn  so với nhóm hiểu biết đúng.

- Hiểu biết về đường lây truyền vi rút viêm gan B: Nhóm hiểu biết không đúng về đường lây truyền vi rút viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn  so với nhóm hiểu biết đúng.

- Hiểu biết về dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B: Nhóm hiểu biết không đúng về dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn  so với nhóm hiểu biết đúng.

- Nhận thức về sự nguy hiểm của nhiễm vi rút viêm gan B: Nhóm nhận thức không đúng về sự nguy hiểm của nhiễm vi rút viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn  so với nhóm hiểu biết đúng.

- Tiêm chủng vắc xin: Nhóm đối tượng chưa tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn so với nhóm tiêm chủng đầy đủ.

3. Hiệu quả can thiệp nhằm phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B cho cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

- Tăng tỷ lệ hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B: tỷ lệ hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B của cán bộ y tế sau can thiệp đạt 100%.

- Tăng tỷ lệ hiểu biết về đường lây truyền vi rút viêm gan B: tỷ lệ hiểu biết về đường lây truyền vi rút viêm gan B của cán bộ y tế sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp (99,0% so với 83,8%).

- Tăng tỷ lệ hiểu biết về các biện pháp dự phòng nhiễm vi rút viêm gan B: tỷ lệ hiểu biết về các biện pháp dự phòng nhiễm vi rút viêm gan B của cán bộ y tế sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp (97,8% so với 83,4%).

- Tăng tỷ lệ nhận thức về sự nguy hiểm của vi rút viêm gan B: tỷ lệ hiểu biết về sự nguy hiểm của vi rút viêm gan B của cán bộ y tế sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp 95,8% so với 79,4%).

- Tăng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B: tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B của cán bộ y tế sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp (88,6% so với 63,4%; trong đó, 126 người chưa bị nhiễm VRVGB và chưa có kháng thể kháng VRVGB đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ (đạt 100%).

 

Thời gian bắt đầu 11/2016
Thời gian kết thúc 04/2018
Kinh phí thực hiện 215 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo