[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CÂY CHÈ VẰNG, TẠO SẢN PHẨM HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Cấp quản lý nhiệm vụ Cấp cơ sở
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng
Chủ nhiệm nhiệm vụ Dương Viết Hải
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Lê Anh Quốc KS
2 Lê Đình Lễ KS
3 Nguyễn Trí Hiếu KS
Mục tiêu

Nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống, quy trình sản xuất thâm canh trồng tập trung, góp phần bảo tồn giống vằng sẻ bản địa, tạo mô hình sản xuất chè vằng (tại khu vực La Vang nơi có truyền thuyết về giống cây quý tốt cho việc bảo vệ sức khỏe) theo hướng tạo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, tạo nguồn dược liệu và nhân rộng thành sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh.- Xây dựng được mô hình sản xuất giống chè vằng bằng phương pháp giâm hom. Hoàn thiện quy trình sản xuất giâm hom cây vằng sẻ tại Hải Lăng với việc xử lý ra rể bằng IBA có nồng độ thích hợp.

- Xây dựng được mô hình sản xuất chè vằng tập trung áp dụng các kỹ thuật tiến bộ với quy mô diện tích 03 ha. Hoàn thiện quy trình sản xuất cây vằng Sẻ tại vùng đất LAVANG (xã Hải Phú) với việc chọn mật độ, khoảng cách trồng thích hợp. Năng suất dự kiến đạt 80-120 tấn/ha/năm. Áp dụng quản lý sản xuất sạch theo hướng tạo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

- Các mô hình sau khi thực hiện thành công sẽ được chuyển giao, nhân rộng và phát triển trên địa bàn tỉnh.

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Mô hình nhân giống vằng sẻ bằng phương pháp giâm hom đạt kết quả tốt, trong đó tốt nhất nên xử lý nồng độ IBA 200 ppm trong thời gian 15-20 giây. Nếu có điều kiện nên bố trí giàn che lưới cắt nắng di động để chủ động điều tiết cường độ ánh sáng, kết quả giâm ươm sẽ cao hơn. Qua theo dõi, đánh giá, phòng đã hoàn thiện đề xuất quy trình sản xuất nhân giống cây chè vằng để các hộ trên địa bàn có thể tham khảo, áp dụng. Trong đó, việc đầu tư vườn cây bố mẹ là vấn đề cần được quan tâm

Mô hình trồng đại trà cây chè vằng 03 ha đang triển khai tốt, có nhiều triển vọng, được áp dụng nhiều công nghệ mới trong sản xuất (Hệ thống tưới nhỏ giọt, màng phủ nông nghiệp,…) Phân bốn áp dụng nên sử dụng phaanbons gốc bằng loại phân NPK 16-16-8 và phân bón qua lá  NPK 33-11-11 thương hiệu Đàu Trâu.

Việc nhân rộng các mô hình đang triển khai thực hiện tốt tại huyện Cam Lộ: Có 3 vườn ươm giống vằng sẻ bằng phương pháp giâm hom với quy mô trên 100.000 cây/ vườn; Việc trồng thâm canh tập trung đã triển khai trồng trên 4,5 ha và tiếp tục triển khai khoảng 30 ha vào đầu năm 2018. .

Thời gian bắt đầu 01/2016
Thời gian kết thúc 12/2017
Kinh phí thực hiện 350 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo