[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VẬN CHUYỂN TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (CÁC MẶT HÀNG CHỦ YẾU) VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.
Cấp quản lý nhiệm vụ Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị
Chủ nhiệm nhiệm vụ Lê Quang Vĩnh
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Nguyễn Hữu Hưng CN
2 Nguyễn Quang Phục TS
3 Lê Nữ Minh Phương TS
4 Nguyễn Đình Trâm CN
5 Nguyễn Thanh Hiếu ThS
6 Lê Thị Phương Anh ThS
7 Nguyễn Văn Tuấn CN
Mục tiêu

 - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về Logistics và sản xuất hàng hoá cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, nhằm góp phần định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đối với một số hàng hoá nông sản chủ lực của tỉnh, bao gồm: gỗ rừng trồng, cao su, cà phê, tiêu và sắn.

- Đề xuất các giải pháp nhằm  phát triển dịch vụ Logistics của tỉnh Quảng Trị đối với các khâu thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá nông sản chủ- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về Logistics và sản xuất hàng hoá cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, nhằm góp phần định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đối với một số hàng hoá nông sản chủ lực của tỉnh, bao gồm: gỗ rừng trồng, cao su, cà phê, tiêu và sắn.

- Đề xuất các giải pháp nhằm  phát triển dịch vụ Logistics của tỉnh Quảng Trị đối với các khâu thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá nông sản chủ lực giai đoạn từ nay đến 2025 nhằm nâng cao chuỗi giá trị hàng hoá. lực giai đoạn từ nay đến 2025 nhằm nâng cao chuỗi giá trị hàng hoá.

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

 - Quảng Trị là tỉnh vừa nằm ở trung điểm của đất nước vừa là điểm đầu trên tuyến đường hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung. Đây là lợi thế quan trọng để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế, phát triển các dịch vụ Logistics và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Ngoài ra, Quảng Trị còn có nhiều thuận lợi về khí hậu, địa hình đồi núi và trung du, đất nông nghiệp chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên, là những điều kiện quan trọng để phát triển các vùng nguyên liệu của 05 sản phẩm chủ lực theo hướng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

- Để đưa các sản phẩm chủ lực của tỉnh Quảng Trị vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, ngoài những nỗ lực của chính quyền địa phương và người sản xuất, thì các doanh nghiệp thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu dựa vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp của Chính phủ thì hầu hết các doanh nghiệp khảo sát có quy mô nhỏ. Chỉ có một số doanh nghiệp sắn và cao su có quy mô lớn hơn nhưng số lượng này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đa số doanh nghiệp có đủ phương tiện để thu gom và vận chuyển tiêu thụ nhưng mức độ hiện đại chủ yếu là ở mức trung bình.

- Về nhu cầu thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trong thời gian tới, kết quả nghiên cứu cho thấy gần 60% doanh nghiệp có lập kế hoạch và cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu thu gom và vận chuyển trong 5 năm tiếp theo. Đa số doanh nghiệp cho rằng khối lượng hàng hoá do doanh nghiệp thu gom và vận chuyển tiêu thụ sẽ tăng lên trong thời gian tới, nhưng việc tăng lên này chủ yếu dao động từ 10% đến dưới 20%. Về nguyên nhân không lập kế hoạch thu gom và vận chuyển tiêu thụ, đa số doanh nghiệp cho rằng họ còn thiếu năng lực lập kế hoạch dài hạn, thường làm theo kinh nghiệm, thiếu thông tin về thị trường và không nắm rõ chi tiết về kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.

- Nghiên cứu này phát hiện ra một số tồn tại và khó khăn trong quá trình thu gom và vận chuyển tiêu thụ các hàng hoá chủ lực, bao gồm: quy mô sản xuất nhỏ lẽ và phân tán, chất lượng đường giao thông nông thôn ở các huyện miền núi còn chưa tốt, thiếu phương tiện vận chuyển vào thời kỳ cao điểm (chủ yếu là sản phẩm sắn và gỗ rừng trồng), hạ tầng tại cảng biển và cửa khẩu chưa đồng bộ và hiện đại, doanh nghiệp chưa thông thạo các thủ tục hải quan, một số doanh nghiệp sắn và gỗ thiếu quỹ đất để tập kết nguyên liệu. Những tồn tại và khó khăn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp.

- Để phát triển dịch vụ Logistics nói chung và các dịch vụ Logistics liên quan đến thu gom và vận chuyển tiêu thụ 05 hàng hoá chủ lực của tỉnh Quảng Trị, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chung như đã đề xuất. Tuy nhiên, việc nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển các dịch vụ Logistics, kế hoạch huy động nguồn lực để xây dựng các trung tâm Logistics đã được phê duyệt và sớm bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu và quản lý nhà nước về dịch vụ Logistics cho Trung tâm nghiên cứu xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Quảng Trị là những khâu đột phá trong hệ thống các giải pháp chung.

- Về giải pháp cụ thể, tuỳ thuộc vào chuỗi cung ứng và các dịch vụ Logistics liên quan của từng sản phẩm chủ lực, các bên liên quan cần quan tâm đầy đủ các giải pháp đã nêu trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, giải pháp sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ, giải pháp hình thành hoặc tăng cường liên kết theo chiều ngang (hộ nông dân – hợp tác xã) và liên kết theo chiều dọc (doanh nghiệp – hợp tác xã), và các giải pháp nhằm cãi thiện chất lượng hệ thống giao thông nông thôn (liên xã, liên thôn/bản, liên vùng nguyên liệu) là những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy quá trình thu gom và vận chuyển tiêu thụ các hàng hoá chủ lực của tỉnh Quảng Trị./.

Thời gian bắt đầu 10/2016
Thời gian kết thúc 10/2017
Kinh phí thực hiện 180 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo