[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ LUẬN CỨ KHOA HỌC LỊCH SỬ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ 3 THỦ PHỦ ÁI TỬ, TRÀ BÁT, CÁT DINH VÀ KHOANH VÙNG BẢO VỆ PHỤC VỤ QUY HOẠCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA THỜI CHÚA NGUYỄN TRÊN ĐẤT TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ
Cấp quản lý nhiệm vụ Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Triệu Phong
Chủ nhiệm nhiệm vụ Nguyễn Thành Vũ
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Nguyễn Tiến Đông TS
2 Nguyễn Văn Quảng ThS
3 Lê Đức Thọ ThS
4 Trịnh Cao Nguyên CN
5 Hoàng Ngọc Thiệp CN
6 Trần Thị Khánh Ly CN
7 Hồ Ngọc Thiên CN
8 Trần Thị Thủy CN
Mục tiêu

 - Mục tiêu trước mắt: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, thám sát khảo cổ nhằm xác định diện mạo lỵ sở và định vị vị trí, quy mô, cấu trúc, cách thức, kỹ thuật xây dựng của các thủ phủ/dinh phủ/dinh trấn Ái Tử, Trà Bát, Dinh Cát cùng các địa điểm liên quan đến hệ thống các công trình thuộc thiết chế hạ tầng lỵ sở. Trên cơ sở đó, tiến hành khoanh vùng bảo vệ, lập hồ sơ công nhận di tích Quốc gia, tạo cơ sở khoa học và pháp lý để gìn giữ di tích; đồng thời cung cấp luận cứ khoa học để xây dựng dự án Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa thời chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong/Quảng Trị.

- Mục tiêu lâu dài: Làm sáng tỏ diện mạo, cấu trúc, quy mô của lỵ sở dinh chúa Nguyễn ở Ái Tử - Trà Bát (1558 - 1626) theo hướng tiếp cận mới nhằm khẳng định vị trí, vai trò của lỵ sở dinh chúa Nguyễn ở Ái Tử - Trà Bát và vùng đất Triệu Phong/Quảng Trị trong hành trình mở cõi của dân tộc; góp phần vào việc giáo dục truyền thống, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị di sản thời chúa Nguyễn vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

 Trong 68 năm tồn tại trên vùng đất Ái Tử - Trà Bát/Quảng Trị, Nguyễn Hoàng đã 2 lần di dời dinh thự. Lần thứ nhất là vào năm 1570, ông cho chuyển dinh thự của mình từ Ái Tử sang Trà Bát và lần thứ hai vào năm 1600, cho chuyển dinh thự/thủ phủ từ Trà Bát sang Cát Dinh/Dinh Cát. Việc di dời dinh thự là quá trình mở rộng lỵ sở chứ không phải thay đổi không gian lỵ sở. Nguyễn Hoàng vẫn lựa chọn vùng đất Ái Tử - Trà Bát thuộc huyện Vũ Xương làm trung tâm đầu não cai quản toàn xứ Thuận - Quảng. Cùng với quá trình thiết lập, mở rộng không gian lỵ sở dinh chúa, Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên còn cho thiết lập các thiết chế liên quan khác: về quân sự - kho tàng (Bãi Trận, Mô Súng, Cồn Kho, Cồn Tập, Tàu Tượng…), về kinh tế (Chợ Hôm, Ghềnh Phủ…), văn hóa, xã hội, tín ngưỡng (Miếu Trảo Trảo, Miếu thờ Thuận nghĩa hầu Nguyễn Hữu Tiến…)… nhằm phục vụ đắc lực cho  bộ máy  tổ chức của một trung tâm hành chính, chính trị nhà chúa lúc bấy giờ.

Lỵ sở dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) ở Ái Tử - Trà Bát bao gồm 3 địa điểm vốn từng là nơi chúa Tiên Nguyễn Hoàng lập dinh thự/thủ phủ trong thời gian 68 năm trên vùng đất Ái Tử - Trà Bát, huyện Vũ Xương/Triệu Phong - Quảng Trị là Ái Tử (1558 - 1570), Trà Bát (1570 - 1600) và Dinh Cát (1600 - 1626); cùng với 5 địa điểm thuộc về các công trình về quân sự - kho tàng (Mô Súng - Bãi Trận - Cồn Tập - Tàu Tượng - Cồn Kho); 2 địa điểm thuộc về các công trình thương mại (Ghềnh Phủ - Chợ Hôm) và 1 địa điểm thuộc về công trình văn hóa nằm trong khu vực lỵ sở Ái Tử - Trà Bát. Đây là những địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử đặc biệt của thời kỳ chúa Nguyễn trên đất Quảng Trị giai đoạn đầu thuộc về chúa Tiên Nguyễn Hoàng và chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Những địa điểm này không chỉ là nơi ghi dấu chúa Nguyễn Hoàng dừng chân dựng nghiệp, dựng dinh thự, từng bước thiết lập một cách vững chắc vương quyền của dòng họ mình trên bước đường khởi nghiệp Nam tiến để mở ra một triều đại mới mà còn ghi nhận công lao to lớn, vai trò của Nguyễn Hoàng - người “Anh hùng mỡ cõi vĩ đại” 1 và Nguyễn Phúc Nguyên cũng như trong lịch sử tạo lập xứ Đàng Trong; khẳng định vị thế của triều đại nhà Chúa trong lịch sử dân tộc. Trong một thời gian ngắn, Nguyễn Hoàng đã biến vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam thành cơ ngơi, thành bàn đạp cho toàn bộ sự phát triển của vùng Đàng Trong với những thay đổi cực kỳ nhanh chóng, một tốc độ và trình độ phát triển kinh tế, xã hội vượt bậc; định hình một cách toàn diện bộ mặt của quốc gia - dân tộc bằng việc xác lập lãnh thổ quốc gia.

Tuy nhiên hầu hết các di tích này trải qua thời gian tồn tại trên vùng đất thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt và với những cuộc chiến tranh tàn phá, đặc biệt là trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ xâm lược để giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Mảnh đất này đã phải hứng chịu một khối lượng bom đạn rất lớn trong những cuộc giao tranh của quân đội hai bên, thêm vào đó là sự vô cảm của đại đa số quần chúng nhân dân trên địa bàn nên hầu hết những di tích thuộc thời kỳ các chúa Nguyễn nay đã bị xóa hết dấu vết trên thực địa, khó có thể nhận diện được diện mạo cụ thể của từng di tích trước đây.

Nghiên cứu về lỵ sở dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) ở Ái Tử - Trà Bát phải bắt đầu từ những tư liệu từ chính sử, tư liệu hồi cố, thực địa và thành văn mới có những nhận thức mang tính tiệm cận với di tích này. 



Thời gian bắt đầu 10/2015
Thời gian kết thúc 08/2017
Kinh phí thực hiện 270 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo