[Trở lại]
THÔNG TIN NHIỆM VỤ KH&CN ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Trạm Khuyến nông huyện Gio Linh
Chủ nhiệm nhiệm vụ Phan Thị Mỹ Nhung
Mục tiêu

 Nghiên cứu, thiết kế xây dựng mô hình nuôi tôm kiểu mới thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện địa bàn tỉnh Quảng Trị:

Xây dựng thành công mô hình nuôi tôm hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao, nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạn chế rũi ro, giảm việc sử dụng kháng sinh và giảm chi phí đầu tư thức ăn trong suốt quá trình nuôi.

Xây dựng được 01 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 02 giai đoạn ít thay nước quy mô 700m2 với mật độ nuôi 300 con/m3, tỷ lệ sống trên 80 % kích cỡ tôm trung bình 50 con/kg. Hệ thống nuôi bao gồm các yếu tố:

-                      Hồ nuôi nổi khung kim loại phủ bạt, diện tích 700m2

-                      Hồ ương nổi khung kim loại phủ bạt đường kính d=14m

-                      Nhà Lưới lan Thái Lan độ cắt nắng 75% che mưa, nắng cho hồ ương và hồ nuôi

-                      Hệ thống giám sát và cảnh báo môi trường nước tự động của hãng EPLUSI - E-SENSOR® AQUA

-                      Hệ thống sục oxy đáy cho hồ ương và hồ nuôi

-                      Hệ thống siphon đáy cho hồ ương, nuôi

-                      Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải

Tổ chức được 02 cuộc hội thảo đầu bờ và 01 cuộc hội thảo khoa học

Danh sach ca nhan tham gia
STTHọ và tênChức danh khoa họcHọc vịGhi chú
1 KS. Phan Thị Mỹ Nhung Kỹ sư Chủ nhiệm nhiệm vụ
2 ThS. Nguyễn Công Khanh Thạc sĩ Thành viên
3 ThS. Phan Văn Phương Thạc sĩ Thành viên
4 KS. Trần Hữu Phương Kỹ sư Thành viên
5 CN. Nguyễn Xuân Phương Cử nhân Thành viên
6 KS. Trần Ngọc Tuấn Kỹ sư Thành viên
Tóm tắt nội dung nghiên cứu

 - Đánh giá xem xét thực trạng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

- Xây dựng thử nghiệm mô hình nuôi tôm chân trắng (Lipopenaeus vannamei ) hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị;

+ Xây dựng mô hình thử nghiệm;

+ Xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh báo tự động chất lượng nước nuôi;

- Tổ chức Hội nghị đầu bờ và đánh giá tổng kết đề ...

Lĩnh vực nghiên cứu 405. Thủy sản
Phương pháp nghiên cứu

 - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;

- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;

- Phương pháp xử lý thông tin;

- Phương pháp phân tích;

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu;

Kết quả dự kiến

 - Ao ương được thiết kế khung sắt lót bạt có dạng hình tròn,đường kính 14m, có mái che băng lưới Thái Lan;

- Ao nuôi được thiết kế khung sắt lót bạt có dạng hình tròn, diện tích 700m2,  có mái che bằng lưới lan Thái lan;

- Hệ thống giám sát tự động, giám sát các yếu tố pH, DO, S%0, nhiệt độ, Tiềm năng Oxy hóa khử ORP E-SENSOR® AQUA;

- Hệ thống đầu Ventury,  sục oxy đáy cho hồ ương, nuôi;

- Hệ thống siphon đáy bao gồm nhiều  ống nhựa PVC được nối lại với nhau thành dụng cụ có hình chữ T, bịt kín 2 đầu, khoan lỗ nhỏ và nối với hệ thống bơm;

- Hệ thống sang tôm bằng ống nhựa;

- Hệ thống mương cấp và xả nước;

- Quy trình ương tôm giống thẻ chân trắng từ giai đoạn  tôm PL12 lên tôm giống cỡ 1,5 – 2g/con trong ao ương khung săt lót bạt có đường kính 14m;

- Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng từ tôm 1,5 – 2g/con  lên tôm 20 g/con trong ao nuôi thương phẩm diện tích 700m2;

- Quy trình nuôi tôm hai giai đoạn ứng dụng công nghệ cao tại địa bàn tỉnh Quảng Trị;

- Bài báo đăng trên bản tin Nông nghiệp của ngành; Báo Quảng Trị hoặc Báo Nông nghiệp;

- Chuyên mục truyền hình: Phát trên đài THQT chuyên mục KHCN

Thời gian bắt đầu 12/2019
Thời gian kết thúc 12/2021

 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
SỐ TRUY CẬP
0000002
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
Thiết kế: Trng tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo